Hồ Sơ Bảo Lãnh Cần Phải Được Theo Dõi


Để bảo lãnh thân nhân, người bảo lãnh phải nộp đơn I-130 với Sở Di Trú USCIS.  Sau khi đơn I-130 được Sở Di Trú USCIS chấp thuận, hồ sơ được chuyển qua cho National Visa Center (NVC) (tức là Trung Tâm Chiếu Khác Quốc Gia) để lưu trữ đến khi hồ sơ được đáo hạn để tiếp tục giải quyết.  Khi hồ sơ được đáo hạng, NVC sẽ yêu cầu đóng tiền thị thực và nộp đơn xin thị thực định cư, đơn bảo trợ tài chánh, và các tài liệu cần thiết.  Sau khi NVC nhận đầy đủ tài liệu, hồ sơ được chuyển qua cho Lãnh Sự Hoa Kỳ để lo thủ tục phỏng vấn và cấp thị thực định cư.

Sau khi đơn I-130 được nộp với Sở Di Trú USCIS, tùy theo diện ưu tiên, có hồ sơ phải đợi 2-3 năm mới được xét duyệt như hồ sơ thường trú nhân bảo lãnh cho vợ/chồng hoặc con dưới 21 tuổi.  Có nhiều hồ sơ phải đợi 6-7 năm hoặc lâu hơn mới được xét duyệt như hồ sơ bảo lãnh theo diện anh chị em.  Sở Di Trú USCIS có thông báo bản tin thời gian xử lý trên website của họ nhưng thời gian hồ sơ bảo lãnh được xét duyệt không cố định.  Nhiều khi thông báo bản tin cho biết hồ sơ phải đợi 6-7 năm mới được xử lý, nhưng thực tế hồ sơ có thể được xử lý trong vòng 2-3 năm hoặc 8-9 năm.  Khi Sở Di Trú USCIS xét duyệt hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ giấy tờ, Sở Di Trú USCIS sẽ yêu cầu người bảo lãnh phải bổ túc hồ sơ bằng cách gửi Request for Evidence (RFE) đến người bảo lãnh.  Nếu người bảo lãnh không bổ túc hồ sơ trong thời gian cho phép thì hồ sơ bảo lãnh sẽ bị từ chối.  Để được tiếp tục bảo lãnh, người bảo lãnh phải làm đơn bảo lãnh lại từ đầu với ngày ưu tiên mới mà không được giửi lại ngày ưu tiên của hồ sơ bảo lãnh đã bị từ chối.  Nhiều người đinh ninh rằng hồ sơ bảo lãnh cho anh chị em phải đợi đến 14-15 năm mới được phỏng vấn cho nên họ đợi tới hơn 10 năm mới tìm hiểu tình trạng hồ sơ bảo lãnh thì phát hiện hồ sơ bảo lãnh đã bị từ chối mấy năm nay rồi.  Hồ sơ bị từ chối vì Sở Di Trú gửi Request for Evidence đến người bảo lãnh mà không nhận được hồi đáp, vì người bảo lãnh không nhận được Request for Evidence vì họ đã đổi địa chỉ mà không thông báo cho Sở Di Trú hoặc họ không nhận được thư của Sở Di Trú vì thư bị thất lạc.  Theo thủ tục của Sở Di Trú, nếu Sở Di Trú gửi thư yêu cầu bổ túc và thư không bị trả về thì Sở Di Trú cho rằng thư đã đến tay người bảo lãnh.  Trong trường hợp thư bị trả về thì Sở Di Trú sẽ xét hồ sơ của họ để xem người bảo lãnh có thông báo đổi địa chỉ hay không.  Nếu người bảo lãnh có thông báo đổi địa chỉ thì Sở Di Trú sẽ gửi thư lại địa chỉ mới của người bảo lãnh.  Nếu hồ sơ của Sở Di Trú không có thông tin của người bảo lãnh báo đổi địa chỉ thì Sở Di Trú sẽ từ chối hồ sơ bảo lãnh.

Chúng tôi thấy nhiều trường hợp rất đáng tiết là người bảo lãnh đợi hơn 10 năm thì phát hiện hồ sơ bảo lãnh đã bị từ chối.  Họ có thể làm đơn bảo lãnh và bất đầu lại từ đầu nhưng có nhiều trường hợp những người cháu bị quá tuổi thì sẽ không được định cư cùng với cha mẹ.  Để tránh những trường hợp đó xảy ra, quý vị có thể nhờ người luật sư di trú đại diện làm hồ sơ.  Người luật sư sẽ giúp quí vị làm hồ sơ bảo lãnh và nộp đầy đủ giấy tờ để tránh Sở Di Trú yêu cầu bổ túc hồ sơ.  Thêm vào đó khi một hồ sơ bảo lãnh có luật sư đại diện thì Sở Di Trú gửi bản gốc biên nhận và bất cứ thông báo liên quan đến hồ sơ cho luật sư và gửi bản phụ cho người bảo lãnh.  Thí dụ như Tổ Hộp Luật Nguyễn và Lưu của chúng tôi.  Khi chúng tôi đảm nhiệm hồ sơ bảo lãnh, chúng tôi theo dõi từ lúc nộp hồ sơ đến khi Sở Di Trú giải quyết hồ sơ.  Trong trường hợp này nếu người bảo lãnh thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho Sở Di Trú thì tổ hợp luật sư của chúng tôi vẫn nhận được những thông tin của hồ sơ bảo lãnh đó và tiếp tục giải quyết hồ sơ để tránh bị từ chối.  Trong trường hợp hồ sơ quá thời hạn giải quyết, thì tổ hợp luật sư của chúng tôi tự động kiếu nại hồ sơ với Sở Di Trú để yêu cầu Sở Di Trú giải quyết hồ sơ cho đúng thời hạn.

Để tóm tắt nội dung, hồ sơ bảo lãnh phải được nộp đầy đủ bằng chứng và phải theo dõi thường xuyên.  Nếu quí vị không làm được chuyện đó vì không biết cách hoặc không có thời thì nên nhờ luật sư di trú phụ trách hồ sơ để tránh rủi ro.